[/lightbox]
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – Nhận bằng BS đa khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017 – Các vị trí công tác đã trải qua: Công tác tại Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ năm 2018 đến nay – Vị trí công tác hiện tại: Bác sĩ Gây mê hồi sức, Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội | Phương pháp đặt nội khí quản qua đường dưới cằm trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt Là một kỹ thuật mới, đưa vào áp dụng trong các trường hợp phẫu thuật chấn thương hàm mặt có chống chỉ định đặt nội khí quản đường mũi, hay đặt nội khí quản đường mũi thất bại. Tránh một cuộc mở khí quản và hậu quả của nó mà đảm bảo được các yêu cầu của phẫu thuật. Kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp, giải phóng phẫu trường tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật viên phẫu thuật, kiểm soát khớp cắn, cố định hai hàm mà tránh được cuộc mở khí quản và hậu quả của nó. Sau phẫu thuật có thể rút được ống nội khí quản sớm giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn, giảm thời gian điều trị. Mục tiêu học tập: 1. Mô tả chỉ định đặt nội khí quản qua đường dưới cằm 2. Mô tả phương pháp đặt nội khí quản qua đường dưới cằm |
CV | ABSTRACT |
* Đào tạo: – Đại học, Y đa khoa, Học viện Quân y, 2008 – 2015. – Thạc sĩ, Học viện Quân y, 2018 – 2020. * Các vị trí công tác đã trải qua: Bác sĩ điều trị (2015 – Nay). * Vị trí công tác hiện tại: Nghiên cứu sinh, Bộ Môn Gây mê – Hồi sức, Học viện Quân y. | Áp xe khoang sâu vùng hàm mặt do răng đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nặng. Với đặc điểm là tổn thương áp xe quanh đường thở, nguy cơ tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp nếu không xử trí kịp thời đường thở khó. – Thách thức hiện nay: Soi thanh quản khó hoặc không thể thực hiện được xung quanh khối áp xe gây tắc nghẽn, việc đưa lưỡi đèn vượt qua vật cản là khối áp xe lớn mà không làm vỡ khối áp xe, đồng thời phải duy trì sự thông khí tự nhiên là một thách thức lớn. – Xu hướng mới: Sử dụng an thần tỉnh bằng TCI – propofol để đặt NKQ khó qua ống nội soi mềm. Mục tiêu học tập: – Mô tả đặc điểm tổn thương đường thở: Lâm sàng, cắt lớp vi tính. – Trình bày các cơ sở để lựa chọn phương pháp đặt nội khí quản. – Lý thuyết, thực hành an thần tỉnh bằng TCI – propofol để đặt nội khí quản khó qua ống nội soi mềm. |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – 10/1994 – 09/2000: Bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại Trường Đại học Y Hà – 10/2001 – 01/2005: Bác sĩ nội trú chuyên ngành Gây mê hồi sức – Trường Đại học Y Hà Nội – 11/2013 – 08/2018: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Gây mê hồi sức – 11/2010 – 10/2011: Học lớp DFMSA(FFI) chuyên ngành Gây mê hồi sức, bệnh viện Robert Debré và bệnh viện Beaujon, Paris, Cộng hòa Pháp Các vị trí công tác đã trải qua: – 6/2005 – 10/2010: bác sĩ gây mê hồi sức tại Khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương – 11/2011 – 2/2021: bác sĩ gây mê hồi sức, phó trưởng khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương Vị trí công tác hiện tại: – 3/2021 đến nay: trưởng khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương | Đặt ống nội khí quản khó là một vấn đề lớn trong lĩnh vực gây mê hồi sức, đặc biệt gây mê cho bệnh nhân có khối u vùng họng, thanh quản. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả sử dụng SensasScope và Fibroscope để đặt ống nội khí quản. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: F và S. Các thông số được ghi lại: đặc tính chung, các yếu tố tiên lượng đường thở, số lần đặt ống thành công, thất bại, thời gian đặt ống, huyết động. Kết quả: Cả hai phương pháp đều cải thiện tốt khả năng quan sát thanh môn và có tỷ lệ đặt ống nội khí quản thành công cao. Nhóm S có tỷ lệ đặt ống nội khí quản thành công cao hơn và thời gian ngắn hơn nhóm F có ý nghĩa. Mục tiêu học tập: So sánh hiệu quả sử dụng SensasScope và Fibroscope để đặt ống nội khí quản. |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – Tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội năm 2015 – Tốt nghiệp Thạc sĩ Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội năm 2022 – Hiện đang học lớp Nghiên Cứu Sinh khóa 41 Trường Đại học Y Hà Nội Các vị trí công tác đã trải qua: – Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương Vị trí công tác hiện tại: – Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương | Quản lý hành vi trong nha khoa trẻ em là điều kiện tiên quyết để có 1 can thiệp thành công. Hiện nay có trên 15 phương pháp quản lý hành vi cơ bản và nâng cao được áp dụng trên thế giới. Với trẻ kém hợp tác nhiều, các phương pháp nâng cao được ưu tiên hơn do tỷ lệ thành công cao. Xu thế sử dụng an thần ngày càng nhiều do: hiệu quả cao, chi phí ít, áp dụng rộng rãi. Trong đó, midazolam đường uống rộng rãi nhất. Ngoài ra, tác dụng gây quên làm trẻ không bị ám ảnh cho can thiệp trong tương lai. Midazolam đường uống hiệu quả cao lên tới trên 90%, kỹ thuật đơn giản, ít tác dụng phụ, chỉ định rộng rãi. Nhược điểm: hiện chưa có chế phẩm chuyên biệt, đang sử dụng chế phẩm tiêm pha chế để uống. Mục tiêu học tập: – Học viên hiểu được tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong nha khoa trẻ em. – Học viên hiểu được xu thế vượt trội của an thần midazolam đường uống trong nha khoa trẻ em trên thế giới hiện nay. – Học viên hiểu được chỉ định và hiệu quả nói chung của an thần midazolam đường uống |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – Tốt nghiệp BS Y khoa tại Đại học Y Dược Huế năm 1988 – Tốt nghiệp BSCK1 GMHS tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 2016 – Tốt nghiệp BSCKII GMHS tại Học viện Quân y năm 2020 Các vị trí công tác đã trải qua: – 2000-2014 Bs Gây mê BV RHM TW TPHCM – 2014-2016 Phó trưởng khoa phụ trách điều hành khoa GMHS – 2016 đến nay Trưởng khoa GMHS BV RHM TWTPHCM Vị trí công tác hiện tại: – Trưởng khoa GMHS BV RHM TWTPHCM | Nội khí quản giữ vai trò chủ yếu trong kiểm soát chắc chắn đường thở. Mặc dù không phổ biến, BN gây mê NKQ có thể khó thông khí do tắc ống. Việc tắc này có thể do dị vật, chất nhầy, máu cục, mảnh xương, xoắn ống, lỗi nhà sản xuất. Khi khó thông khí NKQ cần nhanh chóng chẩn đoán phân biệt để loại trừ co thắt phế quản, tràn khí màng phổi, cứng thành ngực, hoặc các vấn đề liên quan đến trang bị. Bất kì sự tắc NKQ nào cũng đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Điều quan trọng là phát hiện sớm vấn đề. Khi nghi ngờ tắc đường thở cần chẩn đoán nguyên nhân cơ học hay bệnh lí và xử lí vấn đề nhanh chóng. Chúng tôi báo cáo một ca lâm sàng tắc ống NKQ do dị vật là một mảnh xương trong lòng ống NKQ 6.5 mm. |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – 2007-2011: Cử nhân GMHS trường Đại học Y dược TP.HCM – 2021-2023: Ths Điều dưỡng GMHS trường Đại học Y dược TP.HCM Các vị trí công tác đã trải qua: – Điều dưỡng GMHS Vị trí công tác hiện tại: – Điều dưỡng GMHS | Mặt nạ thanh quản (MNTQ) là thiết bị kiểm soát đường thở, sử dụng phổ biến trong Gây mê hồi sức, có thể sử dụng trong một số phẫu thuật vùng hàm mặt vì dễ đặt, thành công cao trong lần đặt đầu tiên; giảm các tai biến do ống nội khí quản mang lại. Tuy nhiên, MNTQ cũng có thể có tai biến, biến chứng, đặc biệt trong các phẫu thuật đầu mặt cổ nói chung và phẫu thuật răng hàm mặt nói riêng. Thế giới đã có nhiều cách thức dự phòng biến chứng, can thiệp làm giảm, xử trí các tai biến cũng như các sơ đồ hướng dẫn xác định nguy cơ, các bước dự phòng khi sử dụng mặt nạ thanh quản. Tại Việt Nam, các bước thực hành này chưa được hệ thống hoá lại thành sơ đồ để dự phòng các biến chứng người bệnh gặp phải sau khi rút MNTQ. Với mục tiêu giúp Điều dưỡng gây mê hồi sức đánh giá nguy cơ, quản lý phòng ngừa các tai biến, biến chứng cũng như chuẩn hoá các bước thực hiện về xử trí phòng ngừa biến chứng khi rút MNTQ. Chúng tôi xây dựng sơ đồ phòng ngừa và xử trí biến chứng khi rút MNTQ cho người bệnh phẫu thuật hàm mặt với mục tiêu trên. |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – 2008-2014: Bác sĩ đa khoa, Học viện Quân Y – 2018-2020: Thạc sĩ nội khoa, Học viện Quân Y Các vị trí công tác đã trải qua: – Bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai từ 2015-2023. – Bác sĩ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai từ 2023 Vị trí công tác hiện tại: – Bác sĩ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai | Răng hàm mặt là chuyên ngành đặc thù, vị trí can thiệp giàu mạch máu. Trên 90% người bệnh đến gặp bác sĩ được sử dụng thuốc tê dưới nhiều dạng khác nhau. Mặc dù ngộ độc thuốc tê rất hiếm gặp, tuy nhiên để tăng cường chất lượng điều trị, hạn chế nguy cơ tai biến, bác sĩ răng hàm mặt phải có kiến thức chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc gây tê. Bài báo cáo trình bày một số khái niệm liên quan, triệu chứng và xử trí ban đầu với người bệnh ngộ độc thuốc gây tê. Mục tiêu học tập – Nhận biết, chẩn đoán ngộ độc. – Xử trí cấp cứu ngộ độc thuốc tê |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – Nhận bằng BS RHM tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2007 – Nhận bằng Thạc sĩ RHM tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2015 Các vị trí công tác đã trải qua: – Công tác tại khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ năm 2007 đến nay Vị trí công tác hiện tại: – Bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn | Gây mê để điều trị nha khoa cho trẻ em đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Sau các biện pháp quản lý hành vi khác, gây mê điều trị nha khoa có nhiều thuận lợi khi trẻ có sâu răng trầm trọng, không hợp tác, cần điều trị toàn diện, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, thời gian điều trị kéo dài…Gây mê điều trị răng cho trẻ có an toàn và cần thiết không? Bài báo cáo cũng trình bày những nguy cơ, một số biến chứng thường gặp liên quan gây mê và lập kế hoạch quản lý trước, trong và sau khi gây mê để điều trị nha khoa cho bênh nhân. Mục tiêu học tập: 1. Mô tả chỉ định điều trị nha khoa cho trẻ em dưới gây mê 2. Trình bày một số biến chứng thường gặp liên quan gây mê điều trị nha khoa 3. Lập kế hoạch quản lý bệnh nhân trước, trong và sau gây mê |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: – Từ 1998-2001: học trường Trung cấp Y Hà Nội – 2006-2010: học cử nhân điều dưỡng tại trường Đại học điều dưỡng Nam Định – 2016-2018: Thạc sĩ tại trường ĐH Y tế Công cộng Các vị trí công tác đã trải qua: – 2001-2010: điều dưỡng khoa Gây mê hồi sức – 2010-2016: điều dưỡng trưởng khoa GMHS – 2016-2017: Phó trưởng phòng Điều dưỡng – 2017-nay: trưởng phòng Điều dưỡng Vị trí công tác hiện tại: – Trưởng phòng Điều dưỡng, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội | Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 523 bệnh nhân tuổi từ 18 tuổi trở lên tại các khoa lâm sàng và sử dụng thang điểm DAS (dental anxiety scale) của Corah để đánh giá mức độ lo sợ trước can thiệp nha. Kết quả: Mức độ lo sợ chiếm tỷ lệ cao 89,3%, trong đó mức lọ sợ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là: 16,6%; 48,0%; 24,7%. Điểm trung bình lo sợ theo DAS là 10,41± 3,48 điểm. Phân tích hồi quy logistic cho thấy bệnh nhân nữ có mức lo sợ trước can thiệp nha khoa cao hơn có ý nghĩa (p = 0,04) so với nam giới và yếu tố bệnh nhân trao đổi thông tin về cảm giác với nhân khác trước lúc can thiệp nha khoa cao hơn có ý nghĩa (p <0,01) so với bệnh nhân không trao đổi thông tin về cảm giác đau với bệnh nhân khác. Mục tiêu học tập: Nghiên cứu thực trạng lo sợ và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân trước can thiệp nha khoa tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương |
CV | ABSTRACT |
Đào tạo: Chuyên ngành Điều dưỡng Đại học Thăng Long Các vị trí công tác đã trải qua: – Kỹ thuật viên gây mê – Cử nhân Điều dưỡng Vị trí công tác hiện tại: – Kỹ thuật viên gây mê – Cử nhân Điều dưỡng | Sử dụng máng Silicon hỗ trợ trong đặt ống NKQ trên bệnh nhân có tổn thương, khuyết hổng nhóm răng cửa hàm trên ở bệnh nhân bệnh lý hàm mặt, chấn thương hàm mặt. Nguyên liệu tạo máng là vật liệu đặc trưng của chuyên ngành Răng hàm mặt, an toàn, dễ sử dụng, tiện lợi, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Mục tiêu học tập: Cách sử dụng máng Silicon để hỗ trợ kỹ thuật đặt ống NKQ |
CV | ABSTRACT |
– 2010: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Bác sỹ Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội. – 2010 – 2012: DIU Chỉnh hình răng mặt – Đại học Bourgogne (Pháp) – 2011 – 2013: Thạc sỹ chuyên ngành Răng Trẻ Em – Đại học Paris Descartes (Pháp) – 2012 – 2013: CES chuyên ngành Răng Trẻ Em – Đại học Paris Descartes (Pháp) – 06/2014 đến nay : Giảng viên Bộ môn Nha khoa trẻ em – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt – Thành viên Tổ Hợp tác quốc tế – Phòng ĐTQLKH & HTQT – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Thành viên Tổ đào tạo liên tục – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Tham gia phụ trách các khóa đào tạo liên tục Pháp – Việt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Thành viên Hiệp hội Nha khoa trẻ em quốc tế IAPD | Nito oxit được ứng dụng trong nha khoa từ cách đây gần 200 năm và không còn xa lạ với nha khoa thế giới. Khí này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Úc, Thái Lan,… như một phương pháp thường quy trên lâm sàng đối với các bệnh nhân có trở ngại về mặt tâm lý, có sợ hãi và lo lắng nha khoa. Khí này cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh sử dụng an toàn trên lâm sàng và có tỷ lệ thành công rất cao ở nhiều lứa tuổi bệnh nhân mà trong bài báo cáo này, tác giả chỉ xin được đề cập đến đối tượng bệnh nhân là trẻ em. |